Đã 8 thế kỷ trôi qua nhưng truyền thuyết về việc muốn chữa “bệnh Phạm Nhan” phải lên đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí Linh) đổi chiếu vẫn được lưu truyền.
Nhắc đến Lục Đầu Giang là tưởng nhớ về một thời oanh liệt, về những trận thủy chiến diệt giặc Mông – Nguyên lẫy lừng trong lịch sử, với khí thế ngất trời của quân dân Đại Việt và khí phách lẫm liệt của vị anh hùng dân tộc kiệt xuất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Đền Quát thuộc thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu (Gia Lộc). Đền thờ một vị danh tướng được tôn vinh là đệ nhất đô soái thủy quân - Yết Kiêu.
Tiếng chuông chùa ở vùng đất thiêng Côn Sơn (Chí Linh) cất lên khiến tâm người ta tự tại, mọi ưu tư, muộn phiền dường như tan biến, hướng đến những điều tốt đẹp...
Côn Sơn - Kiếp Bạc là nơi thờ phụng những anh hùng trong lịch sử dân tộc: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán. Nơi đây còn là chốn tổ của dòng thiền Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử gắn liền với hành trạng của Đệ tam tổ Huyền Quang Tôn giả... Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc tự cổ chí kim vốn nổi tiếng với rất nhiều nghi trình, nghi lễ...
Mùa xuân này du khách về trẩy hội, du xuân tại khu di tích Côn Sơn không khỏi ngỡ ngàng vì cảnh quan nơi đây đã và đang được tu bổ, tôn tạo ngày càng phong quang, sạch đẹp.
Ngày 3.3, Ban Tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc tổ chức lễ khai hội và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bia Côn Sơn tư phúc tự bi là bảo vật quốc gia.
Từ lâu, Hải Dương được coi là vùng đất tâm linh nổi tiếng với nhiều ngôi chùa, đền hàng năm thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan như: khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Cao An Lạc, đền thờ thầy giáo Chu Văn An…
Thạch Bàn tại Côn Sơn không chỉ là tạo vật của tự nhiên mà đã trở thành địa danh lịch sử gắn với các danh nhân.
Đến vãn cảnh chùa Côn Sơn, ngoài các địa danh, hạng mục kiến trúc đặc sắc, du khách bắt gặp một công trình đặc biệt, đó là giếng Ngọc.