GIỚI THIỆU BAN QUẢN LÝ DI TÍCH CÔN SƠN – KIẾP BẠC

         Khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ nhiều thế kỷ trước, Côn Sơn – Kiếp Bạc là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng, địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Công tác quản lý, khai thác, phát huy tác dụng của khu di tích được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Ngày 28 tháng 4 năm 1962, Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Côn Sơn và Kiếp Bạc là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2012, khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, Lễ hội chùa Côn Sơn và lễ hội đền Kiếp Bạc được công  nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH CÔN SƠN – KIẾP BẠC

Địa chỉ: Tiên Sơn, Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương

Điện thoại: 02203.882.400

Website: consonkiepbac.org.vn

Fanpage: Du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc

Được chính thức thành lập vào ngày 22/2/1994

Cơ quan chủ quản trực tiếp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Cơ quan quản lý về chuyên môn: Cục Di Sản – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

* BAN LÃNH ĐẠO:

  1. Bà Nguyễn Thị Thùy Liên (Thạc sĩ Văn hóa học): Trưởng ban
  2. Ông Lê Duy Mạnh (Tiến sĩ Sử học): Phó trưởng ban
  3. Ông Nguyễn Văn Cường (Thạc sĩ Sử học): Phó trưởng ban

* QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP                                                                                

Khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ nhiều thế kỷ trước, Côn Sơn – Kiếp Bạc là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng, địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Công tác quản lý, khai thác, phát huy tác dụng của khu di tích được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Ngày 28 tháng 4 năm 1962, Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Côn Sơn và Kiếp Bạc là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2012, khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, Lễ hội chùa Côn Sơn và lễ hội đền Kiếp Bạc được công  nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Từ năm 1962 đến nay, công tác quản lý khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trải qua 3 thời kỳ:

– Từ  (1962 – 1989), do Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương) trực tiếp quản lý.

– Từ (1989 – 1994), do Bảo tàng tỉnh trực thuộc Sở Văn hóa Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương) trực tiếp quản lý.

– Ngày 22/2/1994, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương) ra quyết định số 153/QĐ – UB thành lập Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin. Từ đó, Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương) trực tiếp quản lý.

Năm 2007, Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được nâng cấp là đơn vị cấp 2 trực thuộc Sở.

Năm 2015, tổng số cán bộ, nhân viên, người lao động của Ban gồm 75 người. Trong đó, trình độ tiến sĩ 01, thạc sĩ 06, cử nhân 40, còn lại là Cao đẳng và trung cấp.

Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã có nhiều thành tích trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích. Năm 2014, được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3.

 * CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Ngày 9/4/2007, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 415/QĐ-UBND, quy định về vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc cụ thể như sau:

– Xây dựng qui hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về bảo tồn, phát triển các khu di tích và hoạt động của Ban quản lý di tích trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

– Tổ chức bảo vệ, quản lý, bảo tồn, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu giá trị văn hóa của các di tích được giao quản lý theo qui định của Nhà nước và của tỉnh;

– Tổ chức việc kiểm kê, bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích được giao quản lý theo qui định của Nhà nước và của tỉnh;

– Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền phát huy giá trị tinh thần của di tích được giao quản lý;

– Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lễ hội truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ và bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường tại các di tích được giao quản lý theo qui định của Nhà nước và của tỉnh;

– Tổ chức các hoạt động dịch vụ tại khu di tích được giao quản lý theo qui định của Nhà nước và của tỉnh;

– Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về hoạt động của Ban với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh và các cơ quan có liên quan theo qui định;

– Quản lý về tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản của Ban theo qui định của Nhà nước và phân cấp của tỉnh;

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

           * CƠ CẤU TỔ CHỨC

Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc gồm 01 Trưởng ban, 02 Phó ban và 8 phòng chức năng gồm:

+ Phòng quản lý di tích Côn Sơn

+ Phòng quản lý đền thờ Nguyễn Trãi

+ Phòng quản lý di tích Kiếp Bạc

+ Phòng Hành chính – Quản trị

+ Phòng Nghiệp vụ

+ Phòng Kế hoạch – Tài chính

+ Phòng Xây dựng – Tu bổ di tích

+ Phòng Du lịch – Dịch vụ

* CÁC TRƯỞNG PHÒNG

  1. Phòng quản lý di tích Côn Sơn:

– Trưởng phòng: Ông Mạc Văn Hải

  1. Phòng quản lý di tích Kiếp Bạc:

– Trưởng phòng: Ông Phạm Khắc Cường

  1. Phòng Quản lý đền thờ Nguyễn Trãi:

– Trưởng phòng: Ông Vũ Đại Dương

  1. Phòng Nghiệp vụ:

– Trưởng phòng: Bà Ngô Thị Lượng

  1. Phòng Hành chính – quản trị:                  

Trưởng phòng: Ông Nguyễn Xuân Tám

      Điện thoại: 02203.885.230

  1. Phòng Kế hoạch – tài chính:

 – Trưởng phòng: Ông Nguyễn Xuân Tráng

      Điện thoại: 02203.885.024

  1. Phòng Xây dựng – Tu bổ di tích:

– Trưởng phòng: Ông Nguyễn Đức Hòa

  1. Phòng Du lịch – Dịch vụ:

– Trưởng phòng: Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân

Trả lời